Bệnh đậu gà hình thành những nốt đậu tại vùng da không có lông do một loại vi rút gây nên. Đây là căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ chết lên tới 95% gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa, phòng chống và điều trị căn bệnh này ở gà sao cho hiệu quả. Hãy cùng đá gà trực tiếp tham khảo thêm nhé !
Nguyên nhân gây nên bệnh đậu ở gà
Bệnh đậu gà (có tên khoa học là Fowl Pox: FP), do vi rút thuộc nhóm Avipox gây nên. Gà con ở giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi rất mẫn cảm với bệnh. Với thời tiết hanh khô hay ẩm ướt hoặc môi trường thiếu ánh sáng tạo điều kiện cho vi rút lây lan nhanh. Hơn nữa ruồi, muỗi cũng là tác nhân truyền bệnh trung gian thông qua vết chích, cắn. Bên cạnh đó, bệnh đậu ở gà có thể lây lan sang con đường chất thải của gà bệnh tiếp xúc với gà khỏe.

Triệu chứng bệnh đậu gà
Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu ở gà từ 4-10 ngày. Đây là căn bệnh được chia thành 3 thể, mỗi thể có mức độ, triệu chứng khác nhau. Đó là:
Thể ngoài da
Ở thể này thường xảy ra ở gà con và gà trưởng thành. Ở vùng da không có lông như mào, tích, xung quanh vị trí mắt, mũi, ngón chân… xuất hiện mụn đậu. Điều này làm cho gà khó khăn trong việc ăn uống. Lúc đầu, các nốt sần có kích cỡ nhỏ màu trắng, thời gian sau to dần có màu vàng xám. Sau đó, các nốt đậu vỡ ra và khô lại, đóng thành từng mảng vảy tạo nên các vết sẹo có màu nâu hồng. Trường hợp bệnh đậu gà nặng, viêm sẽ làm cho quá trình nhiễm trùng và hoại tử da xảy ra.

Thể niêm mạc
Xảy ra ở gà con, trong niêm mạc, hầu họng, khóe miệng hay thanh quả mụn đậu xuất hiện làm cho vật nuôi khó thở. Khi gạt lớp màng đi sẽ xuất hiện hiện tượng xuất huyết hoặc thấy lớp niêm mạc màu đỏ tươi.

Thể hỗn hợp
Thể hỗn hợp gặp nhiều ở gà con, có thể nhìn thấy ở ngoài da và yết hầu xuất hiện các vết mụn. Quá trình tiến triển ở thể hỗn hợp dao động từ 3-4 tuần. Tỷ lệ gà chết ở thể này khá cao khoảng 5-10% tổng số đàn hoặc thậm chí lên tới con số 20-25%.
Bệnh tích của bệnh đậu gà
Gà bị bệnh khi phẫu thuật sẽ có các dấu hiệu về bệnh tích như sau:
- Cơ thể ốm, gầy và thể trọng nhẹ.
- Trên da nổi mụn đậu.
- Ở niêm mạc miệng, thanh quản viêm cata. Vết viêm loang dần và tạo thành vết rộp, dần dần lớp màng giả dính chặt ở vị trí niêm mạc.
- Bên cạnh đó, niêm mạc ruột có thể tụ máu thành từng mảng.
- Phổi bị tích nước và tụ máu.
- Khí quản gà chứa chất dịch nhầy lẫn nước bọt.
Điều trị bệnh đậu ở gà
Nguyên nhân bệnh là do vi rút gây nên, vì thế bệnh đậu gà hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đối với bệnh nặng, với mục đích hạn chế việc lây lan mầm bệnh thì người chăn nuôi nên tiêu hủy gà. Còn khi gà mắc bệnh xảy ra trên đàn gà số lượng ít thì người chăn nuôi có thể điều trị như sau:
Cách ly những gà bệnh riêng để tiến hành theo dõi tình trạng căn bệnh đậu gà. Tùy theo mụn đậu mọc ở vị trí nào của cơ thể gà mà có cách chữa khác nhau.
Trị mụn đậu ngoài da
- Người chăn nuôi tiến hành bóc màng đóng trên mụn đậu.
- Dùng dung dịch như Povidine, Iodine… sát trùng tại vị trí vừa bóc lớp màng đóng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh mỡ như Gentamycin, Pommade Terramycin bôi lên vùng da có mụn.
- Thực hiện việc bôi thuốc kháng sinh lên cơ thể gà mỗi ngày 1 lần cho tới khi vết thương lành hẳn, gà khỏi bệnh.
Trị mụn đậu ở miệng.
- Để sát trùng khu vực quanh miệng, người chăn nuôi nên dùng nước cốt chanh theo liều lượng mỗi ngày 1 lần cho tới khi gà khỏi bệnh đậu gà.
Trị mụn đậu ở mắt
- Sử dụng dung dịch muối 0,9% rửa mắt.
- Dùng Gentamycin dạng nước nhỏ vào vị trí của mắt gà.
- Sử dụng kháng sinh dạng mỡ (pommade Terramycin, hoặc pommade Gentamycin) tiến hành bôi quanh miệng cho tới khi vết thương lành, gà khỏi bệnh.
Trị mụn đậu trong ruột
- Sử dụng Doxy 50, hoặc Enrocin, hoặc Flormax, hoặc Amoxicos 20%, hoặc Coli-cox, hoặc Bio-ampicoli là các loại kháng sinh điều trị vi khuẩn bội nhiễm.
- Người chăn nuôi tiến hành pha thuốc với nước hoặc trộn với thức ăn theo tỷ lệ quy định được hướng dẫn trên bao bì cho gà. Mỗi ngày dùng 1 lần cho đến khi gà khỏi bệnh.
- Gluco-KC thảo dược + Satosal + Anagin C + Super vita + Forentic là loại thuốc có công dụng bồi bổ sức khỏe cho gà cũng như thải độc gan thận. Tiến hành hòa với nước sạch theo tỷ lệ được chỉ dẫn trên bao bì, người chăn nuôi cho gà uống liên tục trong khoảng 10-15 ngày.

Phòng bệnh đậu ở gà
Khi bệnh đậu gà lây lan và truyền nhiễm gây nên thiệt hại lớn về kinh tế, do đó các trang trại nên có biện pháp phòng chống bệnh, đó là:
- Để tăng sức đề kháng cho gà, thức ăn và nước uống cần được cung cấp đủ, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Bên cạnh thức ăn, người chăn nuôi nên bổ sung cho gà các loại vitamin, chất khoáng, điện giải…
- Phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ bằng cách sát trùng triệt để để diệt vi rút. Chuồng trại cần đảm bảo tiêu chí thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Kết hợp diệt ruồi, muỗi… đây là tác nhân trung gian gây nên bệnh đậu gà.
- Gà từ 7-10 tuổi cần tiêm vắc xin phòng bệnh.

Với các thông tin chia sẻ ở trên giúp cho chủ trang trại có được các kiến thức hữu ích về bệnh đậu gà ở gia súc gia cầm. Trong quá trình nuôi nhớ theo dõi thể trạng sức khỏe của gà để kịp thời phát hiện có hướng điều trị kịp thời cũng như có biện pháp phòng chống căn bệnh để lợi nhuận kinh tế được nâng cao đáng kể.