Bệnh thương hàn gà là gì? Cách phòng và điều trị !

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh thương hàn gà. Triệu chứng nhận dạng bệnh và kinh nghiệm phòng bệnh cũng như điều trị bệnh sao cho hiệu quả? Cùng đá gà trực tiếp  tham khảo ngay nhé!

bệnh thương hàn gà
Bệnh thương hàn gà là gì? Biểu hiện, cách điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn gà còn gọi là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Bệnh này nguyên nhân do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây nên, có thể lây lan ở cả gà lớn và gà nhỏ. Đây là loại vi khuẩn có thể sống trong cơ thể động vật máu lạnh, máu nóng và chúng cũng có thể sống ở ngoài môi trường.

Triệu chứng nhận biết phổ biến nhất khi gà mắc bệnh thương hàn là: 

  • Tiêu chảy phân trắng có nhiều dịch nhầy, phân bết dính hậu môn. Trường hợp nặng có thể khiến gà không đi ngoài được, chướng bụng và tỷ lệ tử vong cao. Gà có thể chết đột ngột vì cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng.
  • Gà bị kém ăn, suy yếu, ủ rũ, lông xù, khó đi lại do khớp bị sưng to. 
  • Đối với gà đẻ nếu mắc bệnh thương hàn sẽ giảm sản lượng trứng. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh sẽ thường nằm ở buồng trứng, dịch hoàn. 
bệnh thương hàn gà
Nhận biết triệu chứng bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn ở gà lây lan qua những con đường nào?

Bệnh thương hàn gà thuộc tuýp bệnh nguy hiểm, với tốc độ lây lan gây thiệt hại nhanh chóng. Vậy nên người nuôi cần hiểu biết về bệnh này để có được phương pháp phòng bệnh sớm, kịp thời và hiệu quả.

Có 2 con đường lây lan bệnh thương hàn trên gà chủ yếu như sau:

  • Lây truyền dọc: Vi khuẩn sẽ lây từ buồng trứng của gà mẹ xâm nhập qua vỏ trứng hoặc lỗ huyệt và lây sang cho gà gon.
  • Lây truyền ngang: Gà con nở trong môi trường ấp sẽ bị nhiễm bệnh và trở thành vật mang trùng, làn truyền bệnh cho những con gà khoẻ mạnh khác. Quá trình lây truyền ngang này có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với cá thể bị bệnh. Hoặc cũng có thể lây giáng tiếp qua chất thải, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi có mang mần bệnh. 

Gà bệnh thương hàn có những bệnh tích gì?

Khi gà mắc bệnh thương hàn thường có nhiều bệnh tích đặc trưng như: 

bệnh thương hàn gà
Tìm hiểu các bệnh tích ở bệnh thương hàn gà
  • Gà con: Lòng đỏ không tiêu, gan của gà bị hoại tử và có nốt. Gà con mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như gật gù, chậm lớn, ủ rũ, khớp gà bị sưng phù,… Đặc biệt là vùng lông xung quanh hậu môn có dính bết phân.
  • Gà trưởng thành và gà đẻ: Gan gà bị hoại tử có nốt trắng ở tim, mề, phổi, phúc mạc, ruột, ở ruột non có vết lở loét. Gà đẻ yếu và có thể dẫn đến tình trạng bị biến dạng trứng. 
  • Gà bị bệnh thương hàn cấp tính: Biểu hiện thường thấy sẽ alf giảm ăn, giảm khả năng sản xuất trứng. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trứng giảm đáng kể, gà bị tiêu chảy và tỷ lệ tử vong cao từ 10 – 90%. Có khoảng 1/3 gà con nhiễm bệnh từ gà mẹ sẽ chết ngay từ khi mới nở ra.
  • Ngoài ra, còn một bệnh tích đặc trưng của bệnh thương hàn cấp tính ở gà là trong gan xuất hiện những mảng màu xanh và màu hồng.

Cách để điều trị bệnh thương hàn gà

Khi phát hiện gà có dấu hiệu bệnh thương hàn thì bạn hãy cách ly riêng ngay những con gà bệnh và yếu để điều trị.

bệnh thương hàn gà
Chia sẻ cách điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả

Sau đó thực hiện:

  • Khử trùng toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh liên quan hay ở gần nơi phát bệnh thương hàn gà. 
  • Dùng các loại thuốc giải độc, thuốc tăng chức năng gân thận cho gà uống liên tục cho đến khi chúng khỏi bệnh.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp, vitamin K cho gà để giúp chúng tăng sức đề kháng.
  • Bổ sung men tiêu hoá vào thức ăn để giúp thúc đẩy và hỗ trợ sức khoẻ của gà trong quá trình tiêu hoá.

Kinh nghiệm phòng bệnh thương hàn gà hiệu quả 

Để phòng bệnh tốt cho gà cần đảm bảo thực hiện tốt 3 việc sau:

  • Đảm bảo môi trường sống của gà được sạch sẽ và hạn chế tối đa mầm bệnh. Bạn nên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, tránh để phân bẩn tích tụ trong chuồng. Đồng thời kết hợp phun sát trùng khoảng 2 tuần 1 lần.
  • Chuồng trại nuôi gà cần thoáng mát, không được quá nóng hay quá hạnh, tránh ẩm thấp. 
  • Tăng sức đề kháng cho gà để chúng tăng khả năng tự chống chọi với các loại bệnh. Cho gà dùng các loại thuốc bổ, khoáng chất, vitamin,…. Đồng thời nên đảm bảo nước uống đầy đủ và chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi cho gà.
  • Sử dụng vaccine (nếu có) và thuốc kháng sinh theo lộ trình phù hợp để phòng bệnh chủ động cho gà.

Kết bài

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có được thông tin hữu ích về bệnh thương hàn gà. Chúc bạn kiểm soát tốt mầm bệnh và xử lý tốt khi phát hiện bệnh thương hàn ở gà để giảm thiểu những thiệt hại không đáng có.