Tìm hiểu các bệnh thường gặp ở gà và cách chữa trị hiệu quả

Để thành công trong việc chăn nuôi gà, người nuôi cần nắm được các bệnh thường gặp ở gà, cách phòng và chữa trị hiệu quả. Bởi vì tại Việt Nam khí hậu nóng ẩm, khó tránh khỏi việc tạo điều kiện khiến gia cầm mắc phải một số bệnh truyền nhiễm. Nào hãy theo chân Đá gà trực tiếp để cùng tìm hiểu nhé!!!

Bệnh gà rù – một trong các bệnh thường gặp ở gà

Biểu hiện nhận biết của bệnh gà rù: Gà kém ăn, bỏ ăn; Bị sã cánh, xù lông; Ỉa chảy, phân vàng, phân xanh; Mào gà bị thâm; Chảy nước mũi, nước mắt; Diều phồng nước và thức ăn, dốc ngược gà xuống sẽ thấy có nước chảy ra. 

các bệnh thường gặp ở gà
Biểu hiện của bệnh gà rù – một trong các bệnh thường gặp ở gà

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh gà rù: 

  • Khi phát hiện một cá thể gà có dấu hiệu mắc bệnh gà rù, thì người nuôi cần nhanh chóng tiêm vaccin Lasota cho toàn đàn gà. 
  • Tiếp theo thực hiện vệ sinh và khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường sống của gà.
  • Thực hiện bổ sung chất điện giải và thuốc bổ cho gà, nhằm giúp nâng cao sức đề kháng cho chúng.
  • Dùng kháng sinh phổ rộng để tránh nhiễm trùng kế phát bệnh. Sau khi hết liệu trình kháng sinh, thì tiếp tục cho gà uống thuốc giải độc gan thận.

Gà bị sổ mũi truyền nhiễm – Bệnh Coryza

Bệnh Coryza hay bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà do nguyên nhân từ vi khuẩn Avibacterium paragallinarum hay Haemophilus paragallinarum. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh Coryza: Gà bị suy hô hấp, khó thở, chảy nước mũi và sưng phù mặt. Từ đó dẫn đến các biểu hiện gà ủ rũ, kém ăn.

Cách phòng bệnh: Xây dựng chuồng trại nuôi gà kín gió, tránh ẩm thấp và mưa dột. Thường xuyên phun thuốc sát trùng từ 2 – 3 lần/ tháng. Kết hợp bổ sung dinh dưỡng giúp gà tăng sức đề kháng, phòng bệnh tốt hơn.

Phương pháp điều trị bệnh gà bị sổ mũi truyền nhiễm: Khi phát hiện gà có dấu hiệu bệnh thì cần lập tức cách ly. Sau đó tiêm các kháng sinh gồm Moxcolis, Amoxy, Nexymix và kiểm tra tổng thể sức khỏe cho cả đàn gà. 

các bệnh thường gặp ở gà
Coryza nằm trong các bệnh thường gặp ở gà

Bệnh gà mổ cắn nhau – các bệnh thường gặp ở gà

Dấu hiệu nhận biết: Gà mổ cắn nhau khắp nơi trên cơ thể như đầu, mình, cánh, đuôi, hậu môn, mắt,… Điều này khiến gà bị chảy máu và tạo nên sự kích thích khiến chúng tiếp tục cắn mổ nhau. Việc gà cắn mổ nhau có thể khiến chúng bị thương nặng. 

Cách điều trị: 

  • Kiểm tra mật độ của đàn gà đang nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi. Từ đó cân đối lượng thức ăn, nước uống cho phù hợp. 
  • Ngoài ra, gà bị hấp dẫn bởi máu nên khi thấy chúng bị thương cần nhanh chóng tách riêng ra khỏi đàn.
  • Nếu bạn nuôi gà đá thì nên nhốt trong lồng riêng. Còn nếu bạn nuôi gà lấy thịt hay lấy trứng thì có thể dùng biệt pháp cắt mỏ để hạn chế bệnh cắn mổ nhau.

Bệnh gà thiếu khoáng, thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết gà bị thiếu khoáng: 

  • Gà thiếu Calci, phospho: Xương gà yếu, vẹo xương ở gà con
  • Gà thiếu Magie: Bị co giật, chết đột ngột
  • Gà thiếu Mângn: Chân run, đứng không vững, có dấu hiệu thần kinh, gà bị hiếu máu và giảm khả năng chuyển hoá thức ăn.
  • Gà bị thiếu Selenium: Dưới da bị tích nước.

Cách điều trị: Khi nhận thấy gà có các dấu hiệu thiếu khoáng, thiếu dinh dưỡng thì cần bổ sung các loại  premix khoáng vào thức ăn và nước uống cho chúng.

các bệnh thường gặp ở gà
Bệnh gà thiếu khoáng cũng rất thường gặp khi nuôi gà

Bệnh ORT – gà bị nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh ORT là một trong các bệnh thường gặp ở gà vào mùa mưa, nguyên nhân do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale gây nên. 

Dấu hiệu nhận biết gà bệnh ORT: Gà bị khó thở, sốt cao, hắt hơi, còi cọc,… 

Cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở gà: 

  • Sử dụng thuốc hạ sốt cho gà
  • Dùng kháng sinh cho gà đều đặn từ 2 – 3 ngày. 
  • Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và đảm bảo độ thông thoáng, tránh ẩm mốc cho gà.
  • Tăng cường dinh dưỡng và bổ sung các chất trợ sức hữu cơ cho gà như: Megacid L, Megacid L+,…
các bệnh thường gặp ở gà
Nhiễm trùng đường hô hấp – thuộc các bệnh thường gặp ở gà

Gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử 

Gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử là nguyên nhân do vi khuẩn Clostridium perfringens nhóm A, C. 

Dấu hiệu nhận biết: Gà đi ngoài ra máu, phân chứa chất nhầy màu vàng trắng lẫn sợi máu. Gà chán ăn và có thể chết đột ngột. 

Cách điều trị bệnh viêm ruột hoạt tử ở gà: 

  • Khi phát hiện triệu chứng người nuôi cần tách riêng để chữa trị. Đồng thời thực hiện thăm khám cho cả đàn gà. 
  • Bổ sung chất dinh dưỡng Linco 25% và Chlotetra và Sulfatrimix bằng cách trộn trực tiếp vào thức ăn cho gà. Nhằm để giúp giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn. Duy trì sử dụng từ 3 – 5 ngày liên tục.
  • Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tránh vi khuẩn từ phân chăn nuôi. Kết hợp phun thuốc khử trùng định kỳ. 
  • Sử dụng vaccine theo liều lượng phù hợp cho gà. Lưu ý, không lạm dụng kháng sinh gây kháng thuốc.

Kết bài

Hy vọng qua bài viết về các bệnh thường gặp ở gà phía trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công trong việc chăn nuôi gà.